I. NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG
1. Xu hướng thị trường
- Ngắn hạn: Thị trường đang ở trong xu hướng tăng
- Trung hạn: Thị trường đang ở trong xu hướng giảm
2. Nhịp đập thị trường
Tổng kết giao dịch
Sau 4 tuần tăng điểm liên tiếp, VN-Index đã có tuần điều chỉnh đầu tiên sau kỳ nghỉ tết Âm lịch. Trong tuần, VN-Index đã để mât 39,95 điểm, tương ứng với -3,6% để chốt tuần tại 1.077,15. Diễn biến giảm điểm đã xuất hiện ngay trong phiên đầu tuần, chỉ số sau đó đã có phiên hồi phục tuy nhiên áp lực bán đã kéo VN-Index giảm điểm trong 3 phiên còn lại của tuần.
Diễn biến giao dịch nổi bật
VHM và VIC là 2 cổ phiếu dẫn đầu diễn biến giảm điểm trong tuần với mức ảnh hưởng đến VN-Index lần lượt là -5,7 điểm và -3,1 điểm. Nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng có 5 đại diện trong top ảnh hưởng tiêu cực là VPB, TCB, ACB, CTG và BID với tổng mức ảnh hưởng là -28,1 điểm. Chiều tăng điểm, trong top 10 xuât hiện 2 cổ phiếu thuộc nhóm vốn hóa trung bình là SBT và ACG với mức tăng lần lượt 11,8% và 13,4% trong tuần.
Khối ngoại tiếp tục mua ròng với giá trị 1.800 tỷ đồng trong tuần. HPG vẫn là cái tên được khối ngoại ưa thích khi mua ròng đến 867 đồng dù cổ phiếu này đã công bố lỗ trong Q4/2022, STB xếp vị trí thứ 2 với giá trị mua ròng 337 tỷ đồng. Chiều bán ròng, khối này bán VNM mạnh nhất với giá trị 236 tỷ đồng.
Phân tích kỹ thuật
Về mặt kỹ thuật, Vnindex có 2 phiên giao dịch biên độ hẹp khi rớt về đến hỗ trợ MA20 ngày quanh mức 1070 điểm. Thanh khoản đồng thời giảm mạnh cho thấy Vnindex đang tìm kiếm sự cân bằng tại đây. Hiện tại Vnindex đang có 2 phiên phân phối mạnh và chưa để mất mốc MA20 ngày. Tuy nhiên tỷ lệ mã nằm trên MA20 ngày tiếp tục suy giảm mạnh về mức 57.8%.Nhận định chung
Thị trường rơi vào giai đoạn có sự biến động lớn và khó lường. Nhà đầu tư nên quan sát diễn biến các phiên nỗ lực hồi phục tiếp theo, thận trọng để tránh các phiên bulltrap có thể xuất hiện khi thị trường vừa mới trải qua các phiên bán lớn.
3. Các hỗ trợ / kháng cự quan trọng
- Vùng hỗ trợ: 983 | Vùng Kháng cự: 1142
4. Chỉ số PE thi trường: 11.11
II. CHIẾN LƯỢC
Tìm kiếm cơ hội giải ngân ở các vùng thấp và hạn chế mua đuổi ở các vùng cao
III. NHÓM NGÀNH VÀ CỔ PHIẾU NỔI BẬT
THÔNG TIN NHÓM NGÀNH VÀ DOANH NGHIỆP
NGÀNH DỆT MAY
- Dệt may chấp nhận bù giá để ổn định sản xuất
Từ cuối năm ngoái đến nay, dệt may là ngành bị ảnh hưởng rất lớn. Dự báo còn thiếu đơn hàng đến hết quý 1, thậm chí sang cả quý 2/2023. Tuy nhiên các doanh nghiệp đã có sự chủ động, chuẩn bị các phương án sản xuất, kinh doanh để “vượt bão”.
NGÀNH Ô TÔ
- Ngành ô tô, xe máy kỳ vọng đột phá từ xe điện
Sau khi tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2022, tiêu thụ xe được dự báo sẽ giảm tốc trong năm 2023 do kinh tế khó khăn. Trong bối cảnh đó, xe điện được kỳ vọng sẽ tạo sự đột phá mới, nhưng cũng cần có thêm các chính sách hỗ trợ của Chính phủ.
NGÀNH THUỶ SẢN
- Cá tra thương phẩm hút hàng, giá tăng cao sau Tết Nguyên đán
Giá cá tra thương phẩm size 0,8kg/con giá gần 30.000 đồng/kg; size từ 1 – 1,2kg/con giá hơn 31.000 đồng/kg, với mức giá này người nuôi lãi khoảng 3.000 đồng/kg.
NGÀNH DẦU TƯ CÔNG
- Quyết liệt giải ngân vốn đầu tư công từ đầu năm
Nhằm bù đắp cho sự suy giảm của các động lực tăng trưởng khác, Chính phủ sẽ đẩy nhanh tiến độ giải ngân ngay từ đầu năm, nhất là những dự án trọng điểm quốc gia, chương trình, dự án phát triển hạ tầng trọng điểm.