I. NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG
1. Xu hướng thị trường
- Ngắn hạn: Thị trường đang ở trong xu hướng tăng
- Trung hạn: Thị trường đang ở trong xu hướng giảm
2. Nhịp đập thị trường
Tổng kết giao dịch
Dòng tiền suy yếu, VN-Index khó trở lại xu hướng tăng điểm VN-Index tiếp tục có 1 tuần giảm điểm, chỉ số đã để mất 21,85 điểm tương ứng mức giảm 2,03% chốt tuần tại 1.055,3. Điểm đáng chú ý trong tuần là việc thanh khoản của thị trường liên tục suy yếu, thanh khoản khớp lệnh trên HSX từ mức trung bình khoảng 600 triệu đơn vị/ phiên của tuần trước, tuần này mức thanh khoản trung bình chỉ còn khoảng 450 triệu đơn vi/ phiên, thấp nhất là phiên ngày 09/02 với mức thanh khoản chỉ hơn 383 triệu đơn vị.
Diễn biến giao dịch nổi bật
Top 10 ảnh hưởng tiêu cực đến VN-Index trong tuần phân bổ ở 5 ngành đó là Bất động sản (VHM, VIC), Bán lẻ (MWG), Thực phẩm & Đồ uống (MSN), Ngân hàng (VIB, VPB và STB), Vận tải (VJC) và Vật liệu Xây dựng (HPG, GVR) cho thấy áp lực bán lan tỏa trên toàn thị trường. Chiều tăng điểm, các trụ như VCB, GAS đã giúp VN-Index ít tiêu cực hơn khi giúp chỉ số tăng lần lượt 1,6 điểm và 0,9 điểm.
Khối ngoại tiếp tục mua ròng với giá trị 900 tỷ đồng với cả 5 phiên mua ròng trong tuần. STB được khối ngoại mua ròng mạnh nhất với giá trị 770 tỷ đồng, cổ phiếu này cũng bắt đầu hết room khối ngoại trong tuần. HPG xếp thứ 2 với giá trị mua ròng 195 tỷ đồng.
Phân tích kỹ thuật
Về mặt kỹ thuật, Vnindex sau khi tạo đỉnh ngắn hạn tại vùng 1124 điểm đến nay đã có liên tiếp 3 tuần giảm điểm. Số phiên giảm điểm áp đảo khiến cho tỷ lệ mã nằm trên MA20 ngày sụt giảm nhanh chóng chỉ còn 44.5%. Thanh khoản cũng sụt giảm mạnh khi Vnindex rơi về vùng hỗ trợ 1055 điểm tương ứng với mốc Fibonacci 50%.Nhận định chung
Thị trường đang chịu rất nhiều áp lực do nhóm ngân hàng vốn là trụ chính hỗ trợ thị trường giai đoạn vừa qua bắt đầu bước vào nhịp điều chỉnh. Điểm tích cực ở thời điểm hiện tại là mặc dù thị trường chung liên tục giảm điểm nhưng biên độ và thanh khoản có giảm dần. Đồng thời trong một số phiên thị trường đi ngang vẫn xuất hiện sự phân hóa một số mã ngành tăng giá như thủy sản và dầu khí.
3. Các hỗ trợ / kháng cự quan trọng
- Vùng hỗ trợ: 983 | Vùng Kháng cự: 1142
4. Chỉ số PE thi trường: 11.11
II. CHIẾN LƯỢC
Tìm kiếm cơ hội giải ngân ở các vùng thấp và hạn chế mua đuổi ở các vùng cao
III. NHÓM NGÀNH VÀ CỔ PHIẾU NỔI BẬT
THÔNG TIN NHÓM NGÀNH VÀ DOANH NGHIỆP
NGÀNH MÍA ĐƯỜNG
- Nông dân Trà Vinh trồng mía lãi 30-40 triệu đồng mỗi hécta
Với giá mía thu mua 1.200 đồng/kg (loại 10 chữ đường), nông dân trồng mía ở huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh, phấn khởi vì có lợi nhuận 30-40 triệu đồng/ha.
NGÀNH NƯỚC
- Phải lấy ý kiến cộng đồng trước khi cấp phép khai thác, sử dụng nước
Nghị định 02 mới ban hành của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 20.3 quy định chi tiết một số điều của luật Tài nguyên nước. Trong đó, sẽ thành lập Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước.
NGÀNH THÉP
- Giá thép tăng nhiệt, doanh nghiệp có thể sớm cải thiện lợi nhuận
Các chính sách tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản đang tạo điều kiện thúc đẩy tiêu thụ thép và đẩy giá mặt hàng này tăng lên.
NGÀNH ĐIỆN
- Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam: Giá điện có thể tăng thêm 15%
Theo Quyết định số 02/2023/QĐ-TTg về khung giá bán lẻ điện bình quân năm 2023 (có hiệu lực từ ngày 3-2), mức giá bán lẻ điện bình quân tối thiểu là 1.826,22 đồng/kWh (tăng 220 đồng so với khung giá cũ) và tối đa là 2.444,09 đồng/kWh (tăng 538 đồng).