I. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP
1. Thông tin cơ bản
- Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần Tập đoàn CIENCO4 (UpCOM)
- Vốn điều lệ: 2.224 tỷ – Số lượng cổ phiếu lưu hành: 224 triệu
- Vốn hóa: 2.988 tỷ – Thị giá thời điểm ra báo cáo: 13.300 VNĐ
- Ngành nghề kinh doanh:
- Xây dựng các công trình giao thông trong và ngoài nước; Xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, thủy lợi – nông – lâm nghiệp;
- Xây dựng các công trình hạ tầng cấp thoát nước, san lấp nền, điện chiếu sáng;
- Đầu tư các công trình hạ tầng giao thông, các công trình hạ tầng khác theo phương thức B.O.T hoặc B.T; Đầu tư bất động sản: Khu công nghiệp, khu đô thị, văn phòng, khách san – nhà hàng, khu du lịch, nuôi trồng thủy hải sản, trồng rừng;
- Khảo sát, thiết kế, tư vấn đầu tư và xây dựng công trình giao thông, dân dụng, điện, công nghiệp, thủy lợi – nông – lâm nghiệp và công trình hạ tầng;
- Kinh doanh bất động sản: nhà ở, văn phòng, khách sạn – nhà hàng, du lịch…
2. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty cổ phần Tập đoàn CIENCO4 là đơn vị kế thừa truyền thống Cục Công trình I – Bộ Giao thông vận tải được thành lập ngày 27/12/1962 để thực hiện nhiệm vụ đảm bảo giao thông trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Trải qua hơn 50 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, Tập đoàn Cienco4 đã nhiều lần được tổ chức lại với những tên gọi sau:
- Ngày 27/12/1962, Bộ Giao thông vận tải ra Quyết định số 1477-QĐ/TL thành lập Cục Công trình trực thuộc Bộ Giao thông vận tải;
- Năm 1966, Cục Công trình đổi tên thành Cục Công trình I;
- Năm 1976, Cục Công trình I chuyển sang làm nhiệm vụ khôi phục, xây dựng kinh tế và được đổi tên thành Xí nghiệp liên hợp công trình I;
- Cuối năm 1982, đổi tên thành Liên hiệp các Xí nghiệp Xây dựng công trình giao thông 4;
- Năm 1991, Bộ Giao thông vận tải quyết định tách lực lượng xây dựng cơ bản trong Liên hiệp và thành lập Tổng công ty Xây dựng công trình Miền Trung;
- Tháng 12/1995, Bộ giao thông vận tải ra Quyết định số 4985/QĐ-BGTVT đổi tên Tổng công ty Xây dựng công trình Miền Trung thành Tổng công Xây dựng công trình giao thông 4;
- Ngày 22/8/2007, Bộ Giao thông vận tải ra Quyết định số 2601/QĐ-BGTVT thành lập Công ty mẹ – Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 4. Tổng công ty chính thức hoạt động theo mô hình Công ty mẹ – Công ty con;
- Ngày 25/6/2010, Bộ Giao thông vận tải ra Quyết định số 1757/QĐ-BGTVT chuyển Công ty mẹ – Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 4 thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
- Ngày 06/01/2014 Thủ tướng chính phủ ra Quyết định số 27/QĐ-TTg Phê duyệt phương án cổ phần hóa Công ty mẹ – Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4.
- Ngày 01/6/2014 Tổng công ty chính thức chuyển sang mô hình hoạt động Công ty cổ phần và lấy tên là: Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4 – CTCP;
- Ngày 27/4/2017 Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4 – CTCP đổi tên thành Công ty cổ phần Tập đoàn CIENCO4 (viết tắt Tập đoàn CIENCO4).
3. Cơ cấu cổ đông và ban lãnh đạo
II. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1. Mảng vận hành khai thác
Với đặc thù là đơn vị tham gia đầu tư và thi công các công trình giao thông nên Tập đoàn có địa bàn kinh doanh rộng khắp các tỉnh thành trên cả nước kéo dài từ Bắc vào Nam. Các công trình điển hình thực hiện trong năm 2020-2021: Dự án tuyến Metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên (TP HCM) gói thầu CP1A, dư án vành đai 3 trên cao đoạn Mai Dịch – Cổ Nhuế (Hà Nội) gói thầu số 1, dự án cầu Cửa Hội (Nghệ An) gói thầu XL02, dự án đường đô thị Lao Bảo (Quảng Trị), dự án đường đô thị Mộc Bài (Tây Ninh), dự án xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá (Hà Nội), các gói thầu thuộc dự án cao tốc bắc – nam như Nghi Sơn – Diễn Châu, Cam Lộ – La Sơn, Phan Thiết – Dầu Giây, Mỹ Thuận – Cần Thơ, các dự án nâng cấp, mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất, Phú Bài, Cát Bi, Vinh…
Ngoài tham gia xây dựng các công trinh, dự án về hạ tầng giao thông, trong năm 2020-2021 CIENCO4 tiếp tục triển khai một số dự án BĐS tai TP HCM và tỉnh Nghệ AN, như: Dự án khu đô thị Long Sơn – Thị xã Thái Hòa (Nghệ An), dự án 61 Nguyễn Trường Tộ, dự án 29 Quang Trung (TP Vinh – Nghệ An)…
Danh sách các dự án đóng góp vào doanh thu mảng xây lắp và các dự án vẫn còn giá trị hợp đồng (backlog) của C4G trong năm 2022
C4G sở hữu hồ sơ năng lực thi công ấn tượng với hàng loạt dự án hạ tầng giao thông trọng điểm
Các dự án BOT đã đi vào hoạt động và chuẩn bị triển khai
III. SỨC KHOẺ TÀI CHÍNH
1. Phân tích báo cáo tài chính
Về tài sản
- Khoản mục đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn là khoản tiền huy động từ phát hành thêm chưa dùng đến, đem gửi ngân hàng
- Các khoản phải thu ngắn hạn chủ yếu là các bút toán kế toán với các công ty con, công ty liên kết
- Tài sản dài hạn chủ yếu là tài sản cố định là các BOT và dự án BDS.
Về nguồn vốn
- Các khoản vay ngân hàng ngắn hạn và dài hạn giảm cho thấy C4G làm đúng mục đích huy động vốn. Giúp cho sức khỏe tài chính của tập đoàn được cải thiện, phù hợp với các điều kiện khắt khe trong việc đấu thầu các dự án vốn đầu tư công của Nhà Nước.
- Chi phí tài chính giảm rõ rệt cho giải tỏa áp lực trả nợ gốc lãi ngân hàng của C4G
IV. LUẬN ĐIỂM ĐẦU TƯ
- C4G Là nhà thầu hàng đầu có uy tín, năng lực và kinh nghiệm trong lĩnh vực hạ tầng giao thông tại Việt Nam. Là cơ sở để tập đoàn có được những gói thầu mới trong giai đoạn bùng nổ đầu tư công 2022-2025
- Sức khỏe tài chính được cải thiện đáng kể sau đợt phát hành thành công 1.123 tỷ đồng hồi quý 1/2022
- Kỳ vọng Nhà nước mua lại dự án BOT Thái Nguyên – Chợ Mới trong năm 2022, thu về ~1.000 tỷ đồng. (49.52% của 3.250 tỷ đồng dự kiến trừ đi phần phải thu về cho vay ngắn hạn ~600 tỷ) ⇒ key chính
- C4G đang nhận cái nhìn khá xấu từ nhà đầu tư đại chúng. Tuy nhiên nếu đi sâu vào vấn đề, những thông tin này hầu như đều có lý do hợp lý, dòng tiền đại chúng sẽ dần nhận ra nội tại tốt của doanh nghiệp:
- Thông tin về việc chuyển đổi mục đích sử dụng vốn huy động từ phát hành thêm dùng để trả nợ cá nhân được giải thích bằng việc các món vay cá nhân này được vay trước để chi trả chi phí sxkd và thu mua trái phiếu trước hạn trong bối cảnh rất nhiều doanh nghiệp trong quý 2 bị thanh kiểm tra về phát hành trái phiếu
- Thông tin về việc nhiều lãnh đạo đồng loạt không muốn mua cổ phiếu phát hành thêm giá 10.000: Doanh nghiệp khẳng định không có chuyện bán quyền mua cổ phiếu C4G cho cổ đông ngoài mà “Toàn bộ cổ phiếu đăng ký bán quyền mua của những người nằm trong Hội đồng quản trị, Ban tổng giám đốc được chuyển nhượng cho cán bộ, công nhân viên của công ty và một số người thân liên quan đến người nội bộ của Tập đoàn CIENCO4”
V. ĐỊNH GIÁ
Giả định bán lại BOT thành công thu về 1.000 tỷ đồng, với P/B trung bình ~ 1.2
Ta có giá dự phóng theo P/B = (VCSH – TS vô hình + 1.000)/CPLH*1.2 = (2.429 – 12 + 1.000)/224.7trcp /1.2 = 18.248VNĐ (upsite 37%)
Khuyến nghị: mua một phần theo sóng đầu tư công với sức khỏe tài chính tốt, C4G có lợi thế riêng trong việc đấu thầu các dự án đầu tư công mới cũng như có tiềm lực để đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án đang thực hiện.
Phần còn lại mua sau khi xác nhận thông tin bán lại được BOT Thái Nguyên – Chợ Mới cho Nhà Nước.